Chưa phân loại

Cách nuôi rắn mối khỏe mạnh lớn nhanh ít bệnh tật

Hiện nay rắn mối đang được nuôi rộng rãi và đã giúp không ít hộ gia đình thoát nghèo. Bởi giá trị kinh tế của loài rắn mối rất cao và chế độ chăm sóc rất đơn giản. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tập tính sống cũng như các chăm sóc loài rắn mối trong môi trường nuôi nhốt.

1.Rắn mối là gì?

Rắn mối (danh pháp khoa học: Dasia olivacea) hay thằn lằn là một loài bò sát có vảy. Rắn mối có hình dáng giống với kỳ nhông nhưng mập mạp hơn nhiều và có lớp vảy bóng óng ánh thường sống quanh trong vườn nhà, dưới các lùm cây, bụi rậm vùng quê.

Hiện nay rắn mối được coi là loài côn trùng có giá trị kinh tế rất cao, có thể giúp bà con thay đổi mô hình chăn nuôi. Bởi rắn mối được coi là đặc sản tại Việt Nam và chi phí để nuôi rắn mối cũng ở mức trung bình.

2. Chi phí đầu tư nuôi rắn mối

Chi phí đầu tư ban đầu cho 1000 con giống và chuồng trại chăn nuôi chỉ khoảng 15 triệu đồng. Với số vốn này sau 4 – 6 tháng bạn có thể thu nhập hơn 100 triệu đồng. Tuy nhiên, để nắm vững các kiến thức về loài rắn mối giúp các bạn thành công 100%, hãy tiếp tục tham khảo bài viết sau nhé.

3. Nuôi rắn mối cần chuẩn bị những gì?

Rắn mối là một loài đem lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên để chúng sinh trưởng và phát triển tốt trong quá trình nuôi thì người nuôi cần chuẩn bị những thứ sau.

Chuồng nuôi rắn mối

Chuồng nuôi rắn mối nên đặt ở những vị trí cao, tránh ngập úng vào mùa mưa và nơi có nhiều ánh sáng để rắn mối sưởi ấm.

Một số vật dụng để thiết kế chuồng nuôi rắn mối: Chuồng xi măng, lưới mắt xích nhỏ, bờ lô che chắn.

Thiết kế chuồng nuôi cho rắn mối: Nền đổ xi măng, bốn xung quanh rào chắn kỹ bằng lưới để chúng không chạy ra ngoài được. Bên trong thiết kế nơi trú ẩn cho rắn mối bằng cách xếp các chồng gạch hoặc ống tre, trải một lớp trấu mỏng xuống dưới nền.

Lưu ý: Chuồng nuôi nên thông thoáng và có nhiều ánh sáng mặt trời để chúng sưởi ấm cũng như tiêu thụ thức ăn một cách tốt nhất.

Chuẩn bị thức ăn cho rắn mối

  • Chuẩn bị các máng đựng thức ăn và nước uống cho rắn mối
  • Thức ăn ưa thích của rắn mối là các loại côn trùng vừa và nhỏ như: kiến, gián, sâu quy, giun đất cỡ nhỏ… Ngoài ra bạn cũng nên chuẩn bị một số thức ăn viên công nghiệp như cám cò, cá khô say, cám trứng…

4. Cách chọn giống rắn mối

Cách chọn giống nuôi rắn mối rất đơn giản. Chỉ cần lựa chọn những con to, khỏe, không mắc bệnh và có kích thước bằng ngón tay trở lên. Vì khi chúng đã lớn như thế này thì tỷ lệ sống cao, có thể lên tới 95%.

Lựa chọn rắn mối bố mẹ cũng hết sức quan trọng tới việc thành công. Rắn mối 2 tháng sinh sản một lần, mỗi lần sinh được từ 8 đến 12 con. Do đó để rắn mối sinh sản được nhiều con ta nên chia tỉ lệ đực cái là 1: 1 để tăng khả năng thụ thai của rắn cái.

Khi rắn mối cái mang bầu ta nên tách rắn cái sang một chuồng chuyên nuôi rắn mối mang bầu nuôi riêng và chú ý theo dõi. Khi rắn mối cái sinh sản ra rắn mối con ta cho rắn cái sang chuồng ở chung với rắn đực để tiếp tụ thủ thai, đồng thời cho rắn mối con sang chuồng khác nuôi riêng.

5.Cách phân biệt rắn mối đực, cái

  • Rắn mối đực: Đầu to, chân khẻo, không có những đốm trắng chạy dọc theo hai bên hông
  • Rắm mối cái: Đầu nhỏ, di chuyện chậm chạp và có nhiều đốm trắng chạy dọc theo hai bên hông.
Do khi xuất bán, thương lái mua rắn mối theo đầu cân nặng. Nên bà con nên lựa chọn những con rắn mối đực để nuôi, giúp đem lại giá trị kinh tế cao hơn.

Rắn mối là một loài khỏe và ít khi mắc bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi nhốt rắn mối vẫn có thể mắc một số bệnh gây ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển. Hãy cùng tìm hiểu một số căn bệnh thường gặp ở rắn mối và cách phòng trị.

 

6.Cách phòng và chữa bệnh cho rắn mối

Bệnh giun sán ở rắn mối

Bệnh giún sán là bệnh khá phổ biến tại các mô hình nuôi rắn mối và để phòng tránh bệnh này thì khuyên bà con nên thường xuyên sát trùng chuồng trại bằng thuốc sát trung hay Clo. Với những cá thể đã mắc bệnh thì bà con nên tách chúng ra khỏi quần thể ngay khi phát hiện. Ngoài ra bà con cũng có thể sát trùng bằng vôi, vừa ít tốn kém nhưng cũng khá hiệu quả.

Trị bệnh: Khi rắn mối đã mắc phải loại bệnh thường gặp này thì ngay lập tức bà con nên chữa trị, đừng để bệnh kéo dài. Bà con hãy sử dụng thuốc sổ giun pha với liều lượng vừa đủ vào thức ăn hoặc thực uống của rắn mối.

Bệnh bại liệt ở rắn mối

Bệnh này cũng được xếp vào loại bệnh thường gặp ở rắn mối nhưng về mức độ nguy hiểm thì cao hơn bệnh giun sán rất nhiều. Khi mắc phải bệnh này thì rắn mối sẽ bắt đầu bị liệt 1 chân, 2 chân rồi sau đó là liệt tứ chi. Vài ngày sau khi mắc bệnh rắn mối sẽ chết. Những nguyên nhân gây ra căn bệnh nguy hiểm này khi nuôi rắn mối này bao gồm:

  • Rắn mối không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, thiếu các khoáng chất cần thiết
  • Rắn mối trong thời gian dài không được tiếp xác với ánh năng mặt trời
  • Nền chuồng được xây dựng bằng xi măng cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh
  • Số lượng cá thể quá lớn so với chuẩn của một diện tích chuồng nuôi

Khi phát hiện ra rắn mối bị liệt, điều cần thiết lúc này là bà con cần quan sát xem thử chúng có ăn uống bình thường hay không. Nếu có, nguyên nhân của bệnh có thể là do thiếu khoáng chất, nếu sức ăn của chúng giảm chứng tỏ chúng đang bị mắc bệnh do vi khuẩn, vi rút. Trong trường hợp rắn mối bị bệnh thường gặp bại liệt do thiếu khoáng chất thì bà con nên cần bổ sung lượng khoáng chất vào trong thức ăn, thức uống của chúng ngay. Với nguyên nhân là bệnh thường gặp do vi khuẩn, hãy nhanh chóng tách chúng ra và có liệu pháp điều trị đúng với hi vọng chúng sẽ sống sót qua căn bệnh này.

Bệnh no hơi ở rắn mối

Bệnh no hơi là loại bệnh thường gặp khi bà con nuôi rắn mối, rắn mối bị no hơi do nhiễm khuẩn đường ruột, nếu không kịp thời chữa trị, thì 2 – 3 ngày sau rắn mối sẽ chết.

Phòng bệnh này thì bà con nên cung cấp kháng sinh đầy đủ cho rắn mối, có thể là qua ăn uống hay tiêm phòng. Khi rắn mối đã mắc bệnh thì bà con nên sử dụng Pharmalox nhằm giảm hơi và tiếp tục điều trị với Pharamox, Ampi-col, Enroflox 5%

Bệnh tróc vảy phần lưng rắn mối

Triệu chứng của loại bệnh thường gặp này ở rắn mối là phần vảy ở lưng bị tróc, cơ thể rắn mối bị mềm nhủng sau 2 – 3 ngày rắn mối sẽ bị chết. Với loại bệnh này thì bà con sẽ cần sử dụng đến thuốc kháng sinh Rifampicin và cách thức điều trị là bôi loại kháng sinh này lên vùng da bị tổn thương của rắn mối.

Trên đây là một số kinh nghiệm nuôi và chăm sóc cũng như phòng trị bệnh cho rắn mối. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bà con yên tâm lựa chọn nuôi rắn mối giúp đột phát trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Chúc bà con thành công!

Nguồn: Camnangnuoitrong.com


Blog Người Chăn nuôi là một trang web phi lợi nhuận, dành cho người nông dân, chuyên tổng hợp, chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức về con giống, bệnh, kỹ thuật chăn nuôi.

Bạn có thể gửi các câu hỏi, vướng mắc của mình dưới form sau để chúng tôi trợ giúp. Trong khả năng của mình, chúng tôi sẽ liên hệ lại và luôn sẵn lòng giải đáp và chia sẻ kinh nghiệm của mình.

    Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu sau:

    – Thư viện Kiến thức Chăn nuôi: TRUY CẬP NGAY

    – Chuyên mục Bản tin nông sản hàng tuần: TRUY CẬP NGAY

    – Ấn phẩm Người Chăn nuôi xuất bản hàng tháng: TRUY CẬP NGAY

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *