Phòng trị bệnh cho gà

Kinh nghiệm phòng bệnh cho gà Đông Tảo

Để phòng ngừa sự xâm nhập của mầm bệnh, bảo vệ hiệu quả chăn nuôi, bà con nên chú ý làm thuốc đầy đủ vắc xin theo quy trình cho gà, chúng tôi xin giới thiệu kinh nghiệm phòng bệnh cho gà Đông Tảo như sau:

1. Đối với gà Thương phẩm:

  • 1 ngày tuổi tiêm madec.
  • 2 – 4 ngày tuổi nhỏ laxota (lần 1)
  • 7 ngày tuổi nhỏ GUM.
  • 14 ngày tuổi nhỏ laxota (lần 2).
  • 20 ngày tuổi tiêm kháng thể Gum (kết hợp uống cả Gum)
  • 30 ngày tuổi tiêm kháng thể bổ sung tăng đề kháng cho gà.
  • 45 ngày tuổi làm tụ huyết trùng.
  • 60 Ngày làm thuốc chống Newcastle (Neu catson).

Chú ý: (4 ngày đầu uống thuốc úm; ngày thứ 10 uống thuốc viêm phế quản, uống trong 4 ngày, nghỉ không uống nước để gà uống thuốc; 20 ngày vừa tiêm kháng thể GUM vừa uống GUM).

  • Chú ý khi nuôi gà đông tảo đầu đông
  • Tìm hiểu bệnh CRD ở gà đông tảo giống
  • Làm thế nào để chăm sóc gà Đông Tảo con mới nở tốt nhất?
  • Kỹ Thuật Nuôi gà đông tảo sinh sản

2. Gà đẻ trứng thương phẩm:

  • 1 – 45 ngày tuổi: sử dụng quy trình giống gà thịt.
  • 49 – 60 ngày tuổi: tiêm vaccin Newcastle hệ M.
  • 65 ngày tuổi: tiêm vaccin Tụ huyết trùng.
  • Sau khi tiêm phòng Newcastle, Tụ huyết trùng và Cúm gia cầm cứ mỗi 4 – 6 tháng phải tái chủng một lần.

3. Vệ sinh chuồng trại nuôi gà Đông Tảo:

– Di dời phân chất độn chuồng và các dụng cụ có thể di được. Quét sạch từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Dùng vòi nước áp suất cao rửa chuồng sạch từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.Ngâm hệ thống cung cấp nước uống vào dung dịch formol 2%

– Sau đó phun nước vôi loãng 5% tiêu độc nền, tường, hè.

– Để khô 2 ngày rồi phun formol 2% với liều: 1 lít/m2 nền.

– Để khô rồi tiêu độc nền bằng NaOH 2% với liều: 1 lít/1m2 nền, sau đó quét nước vôi đặc 20% lên nền, tường, hè.

– Sau 3 – 4 ngày để nền khô ráo, bổ sung chất độn chuồng như trấu, phoi bào, mùn cưa, rơm … dày từ 10 – 15 cm.

– Sau đó sát trùng tất cả bằng formol 2% + cloramin T1%

– Sau một tuần sát trùng bằng formol 2% và cloramin T1% lần hai.

– Các dụng cụ và trang thiết bị chăn nuôi được bố trí và kiểm tra đầy đủ, sát trùng lại bằng formol 2% – cloramin T 1%, đóng kín cửa trong 24 giờ.

– Các dụng cụ khác như: máng ăn, chụp sưởi, quây gà, bạt đã rửa sạch và được ngâm trong dung dịch formol 2%, sau đó được rửa sạch bằng nước sạch, để khô.

– Trong quá trình chăn nuôi gà đông tảo, máng ăn, máng uống được vệ sinh định kỳ 1 lần/ tháng bằng cách rửa sạch, phun sát trùng, ngâm formol 5%.

– Việc kiểm tra tình trạng sức khỏe đàn gia cầm được tiến hành hàng ngày kiểm tra vào đầu giờ sáng.

– Kiểm tra tình trạng chung, các biểu hiện bất thường của đàn gà như liệt chân, ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, ho, khó thở, thở khò khè. Kiểm tra phân dưới nền chuồng.

– Kiểm tra tình trạng ăn uống, xem đàn gia cầm có ăn uống như ngày thường hay có 1 số con hoặc cả đàn bỏ ăn…

Nguồn: Farmivia


Blog Người Chăn nuôi là một trang web phi lợi nhuận, dành cho người nông dân, chuyên tổng hợp, chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức về con giống, bệnh, kỹ thuật chăn nuôi.

Bạn có thể gửi các câu hỏi, vướng mắc của mình dưới form sau để chúng tôi trợ giúp. Trong khả năng của mình, chúng tôi sẽ liên hệ lại và luôn sẵn lòng giải đáp và chia sẻ kinh nghiệm của mình.

    Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu sau:

    – Thư viện Kiến thức Chăn nuôi: TRUY CẬP NGAY

    – Chuyên mục Bản tin nông sản hàng tuần: TRUY CẬP NGAY

    – Ấn phẩm Người Chăn nuôi xuất bản hàng tháng: TRUY CẬP NGAY

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *