Phòng trị bệnh cho gà

Lịch phòng bệnh bằng vắc-xin cho gà

Công tác quản lý dịch bệnh cho đàn vật nuôi trở nên rất quan trọng, quyết định tới hiệu quả chăn nuôi. Sử dụng vắc-xin để chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi được xem là một trong những biện pháp hiệu quả và ít tốn kém hơn cho người chăn nuôi. Bài viết giới thiệu lịch tiêm phòng cho gà từ khi mới nở.

* Lịch phòng bệnh bằng vắc-xin cho gà sinh sản

Ngày tuổi Vắc-xin Phòng bệnh Cách sử dụng
1 Marek Marek Tiêm dưới da gáy
1- 3 Cocivac D Cầu trùng Cho uống (chỉ sử dụng đối với nuôi chuồng nền)
5 Lasota hoặc ND-IB Newcastle/Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm Nhỏ mắt, mũi, miệng
7 Gumboro

Đậu

Gumboro

Đậu gà

Nhỏ mắt, mũi, miệng

Chủng màng da cách

14 Gumboro Gumboro Nhỏ mắt, mũi, miệng
15 H5N1 Cúm gia cầm Tiêm dưới da gáy
19 Lasota hoặc ND-IB Newcastle/Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm Nhỏ mắt, mũi, miệng
21 Gumboro Gumboro Nhỏ mắt, mũi, miệng hoặc cho uống
35 ILT Viêm thanh khí quản truyền nhiễm Nhỏ mắt mũi, miêng
42 ND-Emultion Newcastle Tiêm dưới da cánh/dưới da gáy
45 H5N1 Cúm gia cầm Tiêm dưới da gáy
140 ND-IB-IBD hoặc ND-IB-EDS

 

Newcastle, viêm phế quản TN, gumboro hoặc Newcastle, viêm phế quản TN, hội chứng giảm đẻ. Tiêm dưới da cánh/dưới da gáy
150 ILT

H5N1

Viêm thanh khí quản truyền nhiễm

Cúm gia cầm

Nhỏ mắt, mũi, miệng

Tiêm dưới da gáy

 

* Lịch phòng bệnh bằng vắc-xin cho gà thịt

Ngày tuổi Vắc-xin Phòng bệnh Cách sử dụng
1- 3 Cocivac D Cầu trùng Cho uống (chỉ sử dụng đối với nuôi chuồng nền)
5 Lasota hoặc ND-IB Newcastle/Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm Nhỏ mắt, mũi, miệng
7 Gumboro

Đậu

Gumboro

Đậu gà

Nhỏ mắt, mũi, miệng

Chủng da cách

14 Gumboro Gumboro Nhỏ mắt, mũi
15 H5N1 Cúm gia cầm Tiêm dưới da gáy
19 Lasota hoặc ND-IB Newcastle/Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm Nhỏ mắt, mũi, miệng
21 Gumboro Gumboro Nhỏ mắt, mũi hoặc cho uống
42 ND-Emultion Newcastle Tiêm dưới da cách

Tiêm dưới da gáy

Chú ý:

Việc dùng vắc-xin phòng bệnh là rất quan trọng, nhưng người chăn nuôi vẫn cần thực hiện tốt vệ sinh thú y phòng bệnh.

Cụ thể:

– Chăn nuôi theo hướng cùng vào cùng ra.

– Chăn nuôi an toàn sinh học, đảm bảo cách ly và kiểm soát vào, ra khu vực chăn nuôi (trại chăn nuôi) đối với vật nuôi mới nhập về, con người, phương tiện vận chuyển, trang thiết bị, dụng cụ, thức ăn, nước uống, động vật khác…

– Vệ sinh làm sạch chuồng nuôi, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi.

– Xử lý chất thải trong chăn nuôi như vật nuôi bệnh, chết, phân, rác, nước thải…

– Khử trùng nhằm loại bỏ những mầm bệnh còn sót lại sau khi đã vệ sinh làm sạch chuồng trại, dụng cụ và thiết bị phục vụ chăn nuôi.

Nguyễn Liên Hương

Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia


Blog Người Chăn nuôi là một trang web phi lợi nhuận, dành cho người nông dân, chuyên tổng hợp, chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức về con giống, bệnh, kỹ thuật chăn nuôi.

Bạn có thể gửi các câu hỏi, vướng mắc của mình dưới form sau để chúng tôi trợ giúp. Trong khả năng của mình, chúng tôi sẽ liên hệ lại và luôn sẵn lòng giải đáp và chia sẻ kinh nghiệm của mình.

    Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu sau:

    – Thư viện Kiến thức Chăn nuôi: TRUY CẬP NGAY

    – Chuyên mục Bản tin nông sản hàng tuần: TRUY CẬP NGAY

    – Ấn phẩm Người Chăn nuôi xuất bản hàng tháng: TRUY CẬP NGAY

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *