Chưa phân loại

Nâng cao tỷ lệ thụ thai

Tỷ lệ mang thai có thể đạt được mức tối đa 100%. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều trại chỉ đạt được mức từ 90% đến 95%. Quá trình lên giống của từng cá thể có sự khác biệt rất lớn. Khi phát hiện heo lên giống cần phối heo theo đúng quy trình.

Nếu tỷ lệ mang thai là 95% thì trong 20 con có 1 con lên giống lại, nếu tỷ lệ mang thai là 90% thì trong 20 con có 2 con lên giống lại. Chênh lệch giữa hai chỉ số trên chỉ là 5% nhưng trên thực tế đó là sự chênh lệch rất lớn về kỹ thuật phối heo. Để phối heo đạt kết quả cao thì ta cần chú ý các điểm như sau: thời gian trứng rụng, chương trình cám, phương pháp kiểm tra lên giống, kỹ năng và sự tập trung khi phối. Rất khó dự đoán chính xác thời điểm rụng trứng. Có một số nái thời gian lên giống liên tục dưới 24 tiếng. Những trường hợp này thường rất dễ bỏ lỡ thời điểm phối thích hợp. Mặt khác, chúng ta cũng không có đủ người xác định heo bắt đầu lên giống từ bao giờ. Tuy nhiên, có rất nhiều người lựa chọn thời điểm phối dựa vào thời điểm heo bắt đầu lên giống. Cần chú ý hỗ trợ những người chưa có kinh nghiệm phối trong trang trại. Những người này khi chưa có kinh nghiệm thì họ phối 5 hoặc 10 con sẽ có một con lên giống lại.
Việc phối hai liều giúp cho nái lúc nào cũng có tinh trùng hoạt lực mạnh cho dù chúng rụng trứng vào thời điểm nào đi chăng nữa.

Kiểm tra lên giống:

– Thả heo đực ở đường dẫn (5 nái/con).
– Kiểm tra lên giống từ nái cai sữa.
– Cá thể đứng yên.
– Cá thể vểnh tai.
– Cá thể âm hộ sưng và phồng đỏ.
– Cá thể có âm hộ tiết dịch trong.
– Cá thể mà có người trèo lên lưng đứng không di chuyển.
-Cá thể phát tiếng kêu gọi heo đực.
– Chấm một điểm lên lưng cá thể lên giống (sơn xịt).
– Ghi lại ngày phối, số tai đực lên bảng tên.
– Đem tinh tới những heo đã đánh dấu là sẽ phối.

Sau khi chuẩn bị tinh xong phải phối liền:

– Rửa âm hộ bằng nước sạch.
– Dùng kéo kẹp, bông gòn vệ sinh chùi âm hộ bằng nước cất.
– Sử dụng đúng tinh của heo đực ghi trên bảng tên.
– Bôi gel lên cây phối.
– Kiểm tra cây phối đưa vào đúng chưa và gắn bình tinh vào để phối.
– Đưa tinh vào từ từ.
– Trong thời gian đưa tinh vào thì phải mát – xa lưng và bên hông nái.
– Khi kết thúc đưa tinh vào thì cần ghi tình trạng phối lên bảng tên.
– Nếu đưa tinh vào xong thì ta rút bình tinh ra và để cây phối lại cho đến khi tất cả heo phối xong.
– Tinh còn dư thì bỏ vô tủ bảo quản.
– Khi phối xong cần lùa heo đực vào lại chuồng heo đực.
– Người quản lý ghi số tai vào sổ phối.
– Vệ sinh sạch khu vực phối.
– Vệ sinh nền chuồng phối bằng nước.

Kiểm tra lên giống lại và chẩn đoán mang thai:

– Từ ngày thứ 19 sau khi phối bắt đầu kiểm tra lên giống.
– Khi dọn phân thì người quản lý phải kiểm tra lên giống và ghi lên lưng nái.

– Một ngày kiểm tra hai lần và khi cho ăn cũng phải kiểm tra.
– Những cá thể xác định lên giống lại phải chuyển ngay sang trại phối (khi chuyển đi khóa cám lại).
– Từ ngày 23 đến ngày 30 sau khi phối ta siêu âm lần 1.
– Những cá thể khi siêu âm chưa xác định được cần ghi vào bảng tên để chú ý quan sát.
– Những cá thể đã xác định mang thai thì cần đánh dấu vào sổ đã mang thai.

Nguồn: heo.com.vn


Blog Người Chăn nuôi là một trang web phi lợi nhuận, dành cho người nông dân, chuyên tổng hợp, chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức về con giống, bệnh, kỹ thuật chăn nuôi.

Bạn có thể gửi các câu hỏi, vướng mắc của mình dưới form sau để chúng tôi trợ giúp. Trong khả năng của mình, chúng tôi sẽ liên hệ lại và luôn sẵn lòng giải đáp và chia sẻ kinh nghiệm của mình.

    Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu sau:

    – Thư viện Kiến thức Chăn nuôi: TRUY CẬP NGAY

    – Chuyên mục Bản tin nông sản hàng tuần: TRUY CẬP NGAY

    – Ấn phẩm Người Chăn nuôi xuất bản hàng tháng: TRUY CẬP NGAY

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *