Chưa phân loại

Ngăn ngừa bệnh tụ huyết trùng ở cừu

Tụ huyết trùng ở cừu là một bệnh truyền nhiễm, lây lan mạnh và gây thiệt hại lớn. Chủ động phòng ngừa bệnh là biện pháp quan trọng để giảm thiệt hại cho cừu và người nuôi.

Tác nhân

Bệnh do một số loài vi khuẩn Pasteurella gây ra, trong đó loài P. multocida thường gây bệnh ở thể nhiễm trùng máu xuất huyết, còn loài P. haemolytica thường gây bệnh ở thể viêm phổi. Đây là vi khuẩn có sức sống khá lâu trong nền chuồng, trong đất trên đồng cỏ đến vài tháng, có khi cả năm vì vậy mà việc hạn chế xâm nhập cơ thể hay tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn là rất khó khăn.

Khi cừu gặp điều kiện bất lợi làm giảm sức đề kháng (như khí hậu, thức ăn thay đổi đột ngột, vận chuyển hay nhiễm một bệnh khác) thì vi khuẩn nhân lên và gây bệnh.

Triệu chứng

Cừu bệnh thường có biểu hiện sốt, ủ rũ, bỏ ăn, ho… Ở thể cấp tính, cừu khó thở, thè lưỡi thở và chết. Nếu sống sót, bệnh chuyển sang thể mãn tính làm giảm khả năng hô hấp dẫn đến làm giảm khả năng sinh trưởng và phát triển.

Bệnh tụ huyết trùng thường có các biểu hiện bệnh sau:

Viêm phổi: Con vật thường mệt mỏi, ăn ít, ho, thở khó. Mũi có chất nhầy trắng hoặc vàng dính quanh lỗ mũi, đôi khi vật ho ra cả đám dịch nhầy. Cừu gầy sút và có thể chết sau một thời gian. Nếu mổ khám sẽ thấy phổi xẹp, có những vùng phổi bị nhục hóa, khí quản chứa nhiều dịch nhầy. Thể bệnh này rất thường gặp ở đàn cừu nuôi nhốt chật chội, thiếu ánh sáng và ẩm lạnh.

Nhiễm trùng máu: Con vật sốt cao (40 – 410C), ủ rũ, mệt mỏi không ăn, nằm một chỗ và chết nhanh. Nếu có điều kiện mổ khám sẽ thấy tim sưng to, trong xoang bao tim, xoang ngực và xoang bụng chứa nhiều nước vàng; Thịt sẫm màu, trên bề mặt cơ tim, phổi xuất huyết nặng.

Viêm vú: Xuất hiện ở cừu cái, vật sốt nhẹ, bầu vú sưng to, cứng; Đôi khi thấy có mủ khi nặn đầu vú, không cho con bú hoặc không cho vắt sữa.

Phòng bệnh

Ngoài phương pháp vệ sinh, tẩy uế chuồng trại định kỳ bằng các chất sát trùng thông dụng, đảm bảo đầy đủ thức ăn phù hợp thì nên tiêm phòng vaccine cho cừu. Hiện trong nước có vaccine tụ huyết trùng cừu vô hoạt, liều tiêm 2 ml dưới da cho dê cừu khỏe mạnh từ 2 tháng tuổi trở lên. Vaccine có miễn dịch 6 tháng. Ngoài ra, cần thực hiện một số biện pháp sau:

– Định kỳ tiêu độc, khử trùng chuồng trại, bãi chăn, bãi thả. Vệ sinh, tẩy uế chuồng nuôi và khu vực xung quanh, quét dọn, khơi thông cống rãnh hàng ngày và thường xuyên đốt rác thải.

– Không chăn thả cố định ở một bãi mà cần luân phiên để cây cối có thể phát triển và hạn chế ô nhiễm. Nên tránh những bãi chăn có vũng nước nhằm hạn chế dê bị giun sán.

– Hàng ngày, theo dõi sức khỏe của dê, không sử dụng thức ăn ướt, dính nước mưa, bùn đất. Vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống hàng ngày. Nước sử dụng cho dê uống phải sạch sẽ, không bị ô nhiễm, đảm bảo đầy đủ thức ăn phù hợp thì cừu.

– Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, đảm bảo có ánh nắng chiếu vào để diệt khuẩn.

– Cách ly cừu ốm với con khỏe để tránh lây lan.

– Bổ sung thức ăn dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất giúp cừu tăng sức đề kháng.

Điều trị

Sử dụng kháng sinh sớm và đúng liều sẽ có hiệu quả cao. Có thể dùng các loại kháng sinh như Penicilin kết hợp Streptomyxin, Oxytetracyclin để điều trị bệnh. Với loại dung dịch tiêm: Dùng 1,5 – 2 ml/10 kg thể trọng/ngày, tiêm bắp thịt liên tục trong 3 – 5 ngày.

Liều dùng: Cừu lớn 1 ml/20 kg thể trọng/ngày. Cừu non 1 ml/10 kg thể trọng/ngày. Dùng liên tục 3 – 5 ngày. Chú ý phối hợp điều trị bằng kháng sinh kết hợp với các loại thuốc trợ sức thông thường; Trường hợp khó thở, ho nhiều nên sử dụng thêm thuốc long đờm, thuốc hạ sốt. Chăm sóc, hộ lý tốt vật đang điều trị sẽ giúp phục hồi khỏi bệnh nhanh hơn.

 Phương Đông

Nguồn: nguoichannuoi.vn


Blog Người Chăn nuôi là một trang web phi lợi nhuận, dành cho người nông dân, chuyên tổng hợp, chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức về con giống, bệnh, kỹ thuật chăn nuôi.

Bạn có thể gửi các câu hỏi, vướng mắc của mình dưới form sau để chúng tôi trợ giúp. Trong khả năng của mình, chúng tôi sẽ liên hệ lại và luôn sẵn lòng giải đáp và chia sẻ kinh nghiệm của mình.

    Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu sau:

    – Thư viện Kiến thức Chăn nuôi: TRUY CẬP NGAY

    – Chuyên mục Bản tin nông sản hàng tuần: TRUY CẬP NGAY

    – Ấn phẩm Người Chăn nuôi xuất bản hàng tháng: TRUY CẬP NGAY

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *