Kiến thức Chăn nuôiVịt

Nhu cầu dinh dưỡng cho vịt siêu thịt

Nuôi vịt siêu thịt chỉ sau 2,5 tháng kể từ thời điểm nở đã có thể xuất bán với cân nặng mỗi con 2,5 – 3 kg. Tuy nhiên người nuôi cần nắm bắt được cụ thể nhu cầu dinh dưỡng để bổ sung, chăm sóc thích hợp nhất cho vịt siêu thịt phát triển tốt.

Nước uống

Là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển của đàn vịt nuôi, do đó, vịt phải được cung cấp đủ nước suốt ngày, suốt đêm. Ngoài ra, vịt siêu thịt sẽ không thể ăn thức ăn nếu không có nước bên cạnh. Nhu cầu nước uống của vịt 22 – 56 ngày tuổi: 500 ml/con/ngày.

Nhu cầu dinh dưỡng, thức ăn

Cũng như nhiều loại gia cầm khác, thức ăn của vịt siêu thịt khá đa dạng. Giai đoạn chăn nuôi vịt siêu thịt, cần bổ sung đủ thức ăn, phối trộn theo công thức hợp lý để đàn vịt nhanh lớn nhưng vẫn đảm bảo thịt vịt không bị nhũn, mềm.

Có thể chia thức ăn của vịt thành các nhóm: Thức ăn cung cấp năng lượng, thức ăn cung cấp protein, thức ăn khoáng, thức ăn vitamin.

Nhóm thức ăn cung cấp năng lượng: Bao gồm các loại hạt ngũ cốc các loại hạt thóc, ngô, kê, cao lương và phụ phẩm của chúng. Nhóm thức ăn này cung cấp khoảng 12% protein thô, dưới 18% chất xơ, 2 – 5% chất béo. Ngoài ra còn có rau xanh, rau bèo. Thức ăn năng lượng chiếm khoảng 70% khẩu phần ăn của đàn vịt.

Nhóm thức ăn protein: Các loại khô dầu đậu tương, đỗ xanh, lạc, bột cá, bột tôm, bột thịt, cua, ốc, giun, dế, tôm, tép… Thức ăn protein chiếm khoảng 30% trong khẩu phần ăn hàng ngày của đàn vịt.

Nhóm thức ăn khoáng và vitamin gồm: Các phức hợp muối có chứa canxi, phốt pho, muối amoni, muối ăn, một số muối khoáng vi lượng, đá vôi, bột vỏ sò, vỏ trứng, bột xương, các loại Vitamin A, D, E, K, B1, B2, B12, kháng sinh phòng bệnh và chất chống ôxy hóa.

Nhu cầu dinh dưỡng của vịt siêu thịt

Thành phần dinh dưỡng Tỷ lệ Ðơn vị
Năng lượng trao đổi 3.100 Kcal/kg
Protein thô 17 %
Metionin 0,35 %
Methionine + Xistin 0,6 %
Lizin 0,2 %
Acginin 1 %
Triptophan 0,2 %
Canxi 0,6 %
Phốt pho 0,35 %
Kẽm 0,05 %
Mangan 0,5 %
Canxi 0,6 %
Phốt pho 0,35 %
Vitamin A 3.000 IU/kg
Vitamin D 400 ICU/kg
Vitamin E 5 IU/kg
Vitamin K 1 mg/kg

Phối trộn thức ăn

Tùy điều kiện cụ thể của từng địa phương mà các nguyên liệu sử dụng trong phối trộn làm thức ăn cho vịt khác nhau nhưng cần đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Thành phần của thức ăn năng lượng thường chiếm 60 – 70% trong khẩu phần ăn của vịt. Khi sử dụng loại thức ăn này thường được ngâm hoặc nấu chín, để nguội, sau đó phối trộn với thức ăn protein động vật và protein thực vật. Hàm lượng thức ăn protein động vật không quá 10%. Hàm lượng protein thực vật thường 20 – 25%. Nguồn thức ăn protein thực vật thường dùng là đỗ tương, khi sử dụng thường được rang chín, nghiền nhỏ. Ngoài ra, cần bổ sung khoáng chất, vitamin vào khẩu phần ăn cho vịt hàng ngày, thành phần này chiếm khoảng 1%. Áp dụng công thức phối trộn thức ăn hợp lý giúp cung cấp đủ dinh dưỡng nhất cho đàn vật nuôi. Thức ăn sau khi phối trộn có thể cho đàn vịt ăn ngay.

Công thức tham khảo phối trộn thức ăn cho vịt siêu thịt, vịt giò

Tên nguyên liệu

Tỷ lệ trộn theo % khối lượng

Bột ngô 40 – 50
Cám gạo 25 – 30
Khô dầu 15
Bột cá/bột đầu tôm 10
Vitamin/premix khoáng 1

Lưu ý: Nguồn thức ăn phải đảm bảo sạch sẽ, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hoặc người nuôi có thể tự sản xuất; Thức ăn không được ôi thiu, mốc sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của đàn vịt; Không nên đột ngột thay đổi công thức phối trộn, phải cho đàn vịt ăn thay đổi dần dần ít nhất trong 3 ngày; Cần phải có kho bảo quản thức ăn, đặc biệt là các loại hạt ngũ cốc và phụ phẩm của chúng vì nguồn thức ăn này rất dễ bị ẩm mốc, khi bị mốc sẽ sản sinh ra độc tố Mycotoxin – là mối nguy hại lớn ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn vịt và cả con người sử dụng thịt vịt; Sử dụng chất chống nấm đặt trong kho bảo quản thức ăn để ngăn ngừa nấm mốc phát triển.

Bích Hòa

Nguồn: tapchigiacam.vn


Blog Người Chăn nuôi là một trang web phi lợi nhuận, dành cho người nông dân, chuyên tổng hợp, chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức về con giống, bệnh, kỹ thuật chăn nuôi.

Bạn có thể gửi các câu hỏi, vướng mắc của mình dưới form sau để chúng tôi trợ giúp. Trong khả năng của mình, chúng tôi sẽ liên hệ lại và luôn sẵn lòng giải đáp và chia sẻ kinh nghiệm của mình.

    Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu sau:

    – Thư viện Kiến thức Chăn nuôi: TRUY CẬP NGAY

    – Chuyên mục Bản tin nông sản hàng tuần: TRUY CẬP NGAY

    – Ấn phẩm Người Chăn nuôi xuất bản hàng tháng: TRUY CẬP NGAY

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *