Kỹ thuật chăn nuôi gà

Phòng bệnh cho gà mùa xuân hè

Trong thời điểm giao mùa, sức đề kháng của gà giảm, người nuôi cần phải thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh để giảm thiểu những thiệt hại.

Xây dựng chuồng trại

Cần xây dựng chuồng trại ở nơi cao ráo, bằng phẳng, hướng thích hợp tránh được gió lùa và ánh nắng mặt trời trực tiếp. Chuồng trại phải được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo cung cấp đủ ôxy và tạo độ thông thoáng. Nên có rào lưới tre, gỗ chắn để tránh sự tấn công của các loại động vật khác như chuột… Nền chuồng nên rải thêm trấu nhưng cần phải dọn dẹp thường xuyên. Thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát người và động vật trung gian ra vào khu vực chăn nuôi. Tăng cường vệ sinh, giữ cho chuồng nuôi luôn khô ráo, phun thuốc sát trùng chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi. Chất thải được xử lý bằng các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường. Sát khuẩn định kỳ xung quanh khu vực chuồng nuôi để hạn chế tối đa sự tồn tại của mầm bệnh. Ðối với gà con, cần thực hiện các biện pháp giữ ấm bằng chuồng úm hoặc quây úm.

Ngày tuổi

Phòng bệnh

Vaccine

Cách dùng

1

Marek Vaccine Marek Tiêm dưới da cổ

7

Phòng bệnh đậu gà Vaccine đậu gà Chủng màng cánh

7

Phòng bệnh Lasota và viêm phế quản truyền nhiễm Vaccine nhược độc nhị giá phòng bệnh Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm ở gà (chủng Lasota và chủng H120);

hoặc Vaccine nhược độc chịu nhiệt phòng bệnh Newcastle (chủng Lasota)

Cho uống hoặc nhỏ mũi

8

Phòng bệnh Gum Vaccine nhược độc chịu nhiệt phòng bệnh Gumboro chủng B87 Cho uống hoặc nhỏ mắt

14

Phòng bệnh Gum Vaccine nhược độc chịu nhiệt phòng bệnh Gumboro chủng B87 Cho uống hoặc nhỏ mắt

16

Cúm gia cầm Vaccine tái tổ hợp vô hoạt phòng bệnh cúm gia cầm H5N1 Chủng Re-1 Tiêm dưới da

21

Phòng bệnh Lasota và viêm phế quản truyền nhiễm Vaccine nhược độc nhị giá phòng bệnh Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm ở gà (chủng Lasota và chủng H120) Cho uống hoặc nhỏ mũi
Vaccine nhược độc nhị giá phòng bệnh Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm ở gà (chủng Lasota và chủng H52)
Hoặc Vaccine  IB H120
Hoặc Vaccine  IB H52

22

Phòng bệnh Gum Vaccine nhược độc chịu nhiệt phòng bệnh Gumboro chủng B87 Cho uống hoặc nhỏ mắt

24

Coryza Vaccine Coryza Tiêm dưới da cổ

33

Cúm gia cầm Vaccine tái tổ hợp vô hoạt phòng bệnh cúm gia cầm H5N1 Chủng Re-1 Tiêm dưới da

50

Coryza Vaccine Coryza Tiêm dưới da cổ

60

Newcastle Vaccine Newcastle chủng M nhược độc Tiêm ức hoặc dưới da

70

Phòng bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm Vaccine  ILT Nhỏ mắt, mũi

120

Phòng bệnh đậu gà Vaccine đậu gà Chủng màng cánh
Phòng Newcastle, viêm phế quản truyền nhiễm, hội chứng giảm đẻ Vaccine ND + IB + EDS Tiêm dưới da cổ

130

Phòng bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm Vaccine  ILT Nhỏ mắt, mũi
Cúm gia cầm Vaccine tái tổ hợp vô hoạt phòng bệnh cúm gia cầm H5N1 Chủng Re-1 Tiêm dưới da

Sau thời kỳ đẻ cao điểm, cứ 45 – 60 ngày chủng một lần.

Phòng bệnh Lasota và viêm phế quản truyền nhiễm Vaccine nhược độc nhị giá phòng bệnh Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm ở gà (chủng Lasota và chủng H120) Cho uống hoặc nhỏ mũi

 

Lịch tiêm phòng vaccine cho gà

Chăm sóc nuôi dưỡng

Úm gà: Tiến hành đưa gà vào úm. Pha Vitamin C cùng chất Electrotyle cho gà uống. Gà được 2 ngày tuổi cho gà ăn tấm, các loại bột ngô được nghiền nhỏ. Ngày thứ 3 thì đổi sang thức ăn công nghiệp, cám hỗn hợp dạng viên. Ðể phòng bệnh nên trộn loại thuốc cầu trùng vào trong thức ăn hàng ngày, cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Khi gà đang còn nhỏ thì nên làm lồng úm để đảm bảo cho sự phát triển của gà tốt nhất. Sử dụng các cót tre quây lại, rải thêm lớp trấu lên trên nền chuồng để tạo độ ấm cúng. Kích thước thích hợp 2 x 1 m, chân cao 1/2 m đủ cho 100 con gà. Ánh sáng cần đảm bảo và rộng khắp để tránh gà tập trung một chỗ, tốt nhất nên sử dụng 2 bóng 75W.

Lựa chọn giống: Có nguồn gốc rõ ràng, địa chỉ đáng tin cậy. Ðặc điểm của những gà con đạt tiêu chuẩn như chân gà cứng, thẳng, tác phong nhanh nhẹn, không cong ngón chân; mắt gà tròn; lông bông phủ kín thân, mang màu lông đặc trưng; rốn khô, bụng thon mềm…

Dinh dưỡng: Cho gà ăn thức ăn sạch cung cấp đầy đủ các chất khoáng, vitamin, chất đạm, kết hợp các loại rau xanh, dễ tiêu, đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp theo lứa tuổi. Cho vật nuôi uống nước sạch, đủ nước, hạn chế nước vương vãi ra nền chuồng.

Phòng bệnh

Cần vệ sinh sạch sẽ từ chuồng trại cho tới máng ăn, đảm bảo 3 sạch: Ăn sạch, ở sạch, uống sạch. Ðồng thời cần vệ sinh luôn khu vực lân cận để không ảnh hưởng tới sức khỏe gà. Thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn vật nuôi, phát hiện sớm vật nuôi bị ốm để cách ly, điều trị, xử lý kịp thời, tránh lây lan. Ðặc biệt với các bệnh đường hô hấp và tiêu hóa, cần chủ động cho gà uống thuốc ở liều phòng bệnh khi thời tiết thay đổi. Khi có vật nuôi bị ốm, chết cần báo ngay cho thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

 Áp dụng các phương pháp phòng và điều trị bệnh tốt nhất như tiêm phòng các loại vaccine chống dịch cúm. Ðặc biệt với loại gà bán thả vườn thì cần cẩn thận phòng chống bệnh cầu trùng trước khi thả gà. Bên cạnh đó cần tiêm vaccine cho gà đúng lịch, đủ liều. Tùy từng vùng dịch tễ khác nhau, mùa vụ khác nhau mà ta có thể áp dụng quy trình khác nhau.

Hoàng Ngân

Nguồn: tapchigiacam.vn


Blog Người Chăn nuôi là một trang web phi lợi nhuận, dành cho người nông dân, chuyên tổng hợp, chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức về con giống, bệnh, kỹ thuật chăn nuôi.

Bạn có thể gửi các câu hỏi, vướng mắc của mình dưới form sau để chúng tôi trợ giúp. Trong khả năng của mình, chúng tôi sẽ liên hệ lại và luôn sẵn lòng giải đáp và chia sẻ kinh nghiệm của mình.

    Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu sau:

    – Thư viện Kiến thức Chăn nuôi: TRUY CẬP NGAY

    – Chuyên mục Bản tin nông sản hàng tuần: TRUY CẬP NGAY

    – Ấn phẩm Người Chăn nuôi xuất bản hàng tháng: TRUY CẬP NGAY

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *