Hoạt động Doanh nghiệp

Giải pháp kiểm soát virus Tembusu trên vật nuôi

(Thế Giới Gia Cầm) – Sáng 8/9 tại TP Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học R.E.P phối hợp với Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Tembusu – Thách thức và Giải pháp”. Mục đích đưa ra những giải pháp hiệu quả ứng phó với dịch bệnh bùng phát cho ngành chăn nuôi Việt Nam.

Tembusu - Thách thức và Giải pháp

Toàn cảnh hội thảo khoa học “Tembusu – Thách thức và Giải pháp”

Trong bối cảnh virus Tembusu (TMUV) được phát hiện trên các mẫu bệnh phẩm vịt nuôi thời gian gần đây gây ảnh hưởng lớn tới nền công nghiệp chăn nuôi vịt tại Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Hội thảo khoa học “Tembusu – Thách thức và Giải pháp” là cơ hội để các chuyên gia trong ngành và bà con nông dân được trao đổi và thảo luận, xây dựng những kế hoạch dài hạn nhằm giải quyết những thách thức mà chúng ta đang gặp phải.

Tembusu - Thách thức và Giải pháp

Ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhấn mạnh vai trò của ứng dụng HI trong chăn nuôi.

Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học R.E.P đã dày công nghiên cứu và trở thành đơn vị đầu tiên tại Việt Nam thành công trong ứng dụng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) để giám sát sự lưu hành virus Tembusu trên vịt. Phương pháp này còn cho phép tầm soát rộng sự lưu hành của virus Tembusu trong những đàn vịt chưa tiêm phòng cũng như chưa có biểu hiện triệu chứng bệnh, hoặc đánh giá đáp ứng miễn dịch của đàn vật nuôi sau tiêm phòng vaccine.

Tembusu - Thách thức và Giải pháp

Ông Ngô Quốc Cường, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học R.E.P chia sẻ về định hướng của công ty trong tương lai tại buổi hội thảo.

Theo PGS. TS Lê Thanh Hiền, Trưởng bộ môn Bệnh truyền nhiễm và thú y cộng đồng, Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh, Tembusu là bệnh gây nên thiệt hại rất lớn, thậm chí tỷ lệ chết lên tới là 70 – 80%. Trong khi đó, kiến thức của người chăn nuôi chưa có nhiều và vaccine cũng chưa được phổ biến rộng rãi. Khâu chẩn đoán sớm có vai trò quan trọng để người dân có thể kiểm soát được cũng như là định hướng trong việc sử dụng vaccine. Muốn kiểm soát tốt dịch bệnh cần phải hiểu rõ được tình trạng của đàn vịt có mang mầm bệnh hay không.

Tembusu - Thách thức và Giải pháp

Các chuyên gia cùng tham gia thảo luận và trao đổi ý kiến với bà con nông dân.

Chính vì thế, dự án của Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học R.E.P nhận được sự đánh giá cao của các đại biểu. Ông Mai Văn Tuấn, nhân viên kỹ thuật gia cầm của Công ty Dinh dưỡng Á Châu, nhà máy Đồng Nai, chia sẻ: TMUV là chủng virus mới ở Việt Nam, do vậy, đa số việc phát hiện ban đầu đều dựa vào chẩn đoán trên triệu chứng lâm sàng. Trước đây, một số đơn vị đã có các xét nghiệm để chẩn đoán nhưng phương pháp HI có sự tối ưu hơn hẳn bởi khả năng bảo hộ vaccine và giá thành rẻ”

Sự thành công trong các dự án nghiên cứu khoa học của các doanh nghiệp hiện nay góp phần thúc đẩy phát triển của ngành chăn nuôi trong nước, nhất là việc lấp lỗ hổng về “kiểm soát an toàn sinh học”.

Tembusu - Thách thức và Giải pháp

Tembusu - Thách thức và Giải pháp

Ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT, cũng cho rằng các doanh nghiệp nghiên cứu phát triển công nghệ ứng dụng trong chăn nuôi, thú y không chỉ khẳng định trình độ khoa học công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam mà còn là tiền đề cho việc chủ động sản xuất, chủ động kiểm soát an toàn sinh học và kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi tại nước ta.

Tembusu - Thách thức và Giải pháp

Ban tổ chức chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu tham dự.

Anh Thư

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *